Cách tỉa lông gà chọi Khoa học nhất năm 2021

0

Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp các sư kê tìm hiểu về cách tỉa lông gà tre đá cựa sắt. Đối với những sư kê lâu năm thì kinh nghiệm đã đạt mức thượng thừa. Tuy nhiên đối với những tân sư kê lần đầu tiên nuôi gà chọi thì cách tỉa lông gà chọi tre cựa sắt vô cùng quan trọng. Dưới đây là những thông tin về cách tỉa lông gà chọi cựa sắt mời quý sư kê cùng tham khảo.

Cách tỉa lông gà tre cựa sắt Khoa học nhất năm 2020
Cách tỉa lông gà tre cựa sắt Khoa học nhất năm 2020

Nội dung

Tại sao nên tỉa lông gà chọi

Tỉa lông cho gà chọi cựa sắt và gà đá, tỉa lông gà đòn, nói chung vì rất nhiều lý do. Dưới đây là những lý do các bạn nên thực hiện việc tỉa lông cho gà chọi.

  • Tỉa lông gà chọi giúp gà giải nhiệt tốt hơn. Thân nhiệt của gà khá cao, những phần lông dư thừa sẽ khiến mồ hôi khó toát ra hơn ảnh hưởng đến sức khỏe của gà chọi. Đặc biệt là vào mùa hè oi bức, thời điểm kỳ đòn, vần hơi… Nên công đoạn cứt tỉa lông gà chọi là cực kỳ quan trọng.
  • Cắt tỉa lông gà chọi cựa sắt để om bóp tiện lợi hơn. Om bóp không chỉ đơn giản làm tiêu mỡ trong giai đoạn giảm mỡ. Đây là nghệ thuật để tạo cho gà có màu da tự nhiên, đỏ rực và thu hút nhất. Màu da gà đẹp hay xấu, có tiêu mỡ tốt hay không và dày hay mỏng phụ thuộc rất nhiều vào công đoạn này. Nếu không cắt tỉa lông gà tre đá cựa sắt và gà đá nói chung thì công đoạn om bóp của bạn không thể thành công được
  • Tạo ngoại hình đẹp cho gà chọi. Để phô ra phần da đẹp, màu da rực đỏ, cơ bắp cuồn cuộn và thể hình cường tráng thì công đoạn tỉa lông là vô cùng quan trọng
  • Giúp gà chiến đấu dễ dàng hơn. Phần lông được cắt đi cũng sẽ tạo sự tiện lợi, vận động linh hoạt hơn cho các linh kê khi vào trận chiến với các chiến kê khác.
  • Cắt tỉa lông để hạn chế ký sinh trùng tồn tại trên da gà chọi.

Góc chia sẻ từ soicau6868:

Với thời đại 4.0 hiện nay các bạn đam mê đá gà có thể thỏa sức đam mê với các trận chọi gà hấp dẫn mà không phải mất thời gian đến trường gà. Chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn nhà cái chơi đá gà online uy tín có tỉ lệ ăn cao nhất hiện nay.

ĐĂNG KÝ ĐÁ GÀ TRỰC TIẾP THOMO

Gà đá cựa sắt mấy tháng nên tỉa lông

Lông mượt và bóng bẩy, ngoại hình oai vệ nhất sẽ hoàn thiện khi gà chọi sắt được 12 tháng tuổi. Tuy nhiên bạn nên tỉa lông từ lúc chúng 8 tháng tuổi sau khi cắt tích khoảng 2 tuần nhé. Đây là thời điểm lý tưởng nhất để tỉa lông cho gà. Nếu thời điểm tỉa lông trúng vào mùa đông thì sư kê đợi đến 12 tháng tuổi, qua mùa đông rồi tỉa vẫn còn kịp.

Tầm quan trọng của tỉa lông gà đá

Cách tỉa lông gà tre cựa sắt Khoa học nhất năm 2020
Tầm quan trọng của tỉa lông gà đá

Tỉa lông gà đá không chỉ mang lại cho chúng diện mạo đẹp. Cách làm này còn giúp chúng thoát nhiệt tốt và không vướng bận trong quá trình chiến đấu. Khi lông gà đá được tỉa thì quá trình om bóp cũng diễn ra tốt hơn.

Chúng ta không thể cứ đến mua đông là ngưng các công đoạn huấn luyện và tỉa lông gà chọi. Gà đến độ tuổi thì dù mùa nào cũng phải thực hiện theo trình tự. Vậy mùa đông tỉa lông gà nguy hiểm như thế nào? Làm sao để khắc phục vấn đề trên?

Thời điểm tỉa lông gà chọi

Đối với gà chọi cựa sắt, khi gà 1 tuổi là thời điểm cắt lông lý tưởng nhất. Vào thời điểm này gà đá cựa sắt đã phát triển toàn diện. Sự oai phong đã hiện rõ ràng, sức khỏe kiện toàn và bộ lông mướt mát nhất.

Cách tỉa lông gà đá cựa sắt chuẩn nhất là khi lông gà của đá bắt đầu mọc ra nhiều. Vạch lông cườm của gà chọi cựa sắt lên xem thì thấy chân lông đã khô. Đây là lúc thích hợp nhất để tỉa lông gà chọi.

Lông gà đá mọc nhiều mà không tỉa sẽ xấu và ảnh hưởng đến sức khỏe, làm nơi ẩn cư cho ký sinh trùng. Đặc biệt là không tỉa thì không thể chiến đấu được. Tỉa lông không chỉ đẹo mà còn giúp gà chọi thoát nhiệt tốt hơn.

Đây cũng là thời kỳ mà sư kê bắt đầu tiên hành kỳ đòn, vần hơn và op bóp cho gà. Nếu gà đá cựa sắt của bạn phát triển thể lực tốt thì từ tháng thứ 8 chúng ta cũng đã có thể cắt tỉa lông cho chúng. Vấn đề này sư kê nên quan sát tốt hơn thời điểm thích hợp trong quá trình nuôi dạy gà đá của mình nhé.

Quy trình tỉa lông  chọi đẹp nhất cho gà trưởng thành

Quá trình tỉa lông nên bắt đầu từ vị trí đỉnh đầu đến cườm cổ. Sau đó qua hông đến nách non. Lách qua bụng và xuống lườn, cuối cùng là 2 bắp đùi. Cách tỉa lông gà chọi phải nhất quán theo các vị trí trên thì bạn mới có thể tỉa ngang đâu hình dung được diện mạo sau khi tỉa đến đó.

Cắt tỉa lông gà tre đá cựa sắt phần đầu và cổ

Dọc đỉnh sọ cho đên cườm lông là phần cần cắt sạch sẽ. Chúng vừa tạo dáng vẻ đẹp, tiện cho gà khi chiến đấu. Bạn chú trọng cắt đến ngang cần cổ cuối là dừng lại nhé. Việc cắt lông cổ này cũng giúp bạn quan sát cần cổ gà tốt hơn và tìm cách để khắc phục và giúp cần cổ to, chắc khỏe, xương đặc nhất.

Tỉa lông gà đá cựa sắt phần đầu và cổ thường tỉa sạch nên sư kê sẽ không gặp quá nhiều khó khăn. Chúng ta sẽ tiến hành tỉa lông từ đỉnh đầu cho đến phần cuối cần cổ. Cần cổ của gà chọi có cấu tạo khác nhau. Dài ngắn không phải linh kê nào cũng giống nhau. Trong quá trình tỉa bạn nên sờ nắn để xác định các vị trí một cách tốt nhất.

Cách tỉa thứ 2 là bạn chừa lông trên đầu của gà lại. Chỉ tỉa ở đốt sống cổ đầu tiên cho đến cuối cần cổ. Tùy vào độ thẩm mỹ, quan điểm và mong muốn của các sư kê để chọn một trong hai cách tỉa lông gà đá cựa sắt cho phần cổ và đầu nhé. Không nên cắt gọn một phát vào trong phần da. Nên tỉa từ từ ngoài vào, cắt ngắn dần rồi tỉa sát.

Khoe màu da, khoe cần cổ bằng cách cắt tỉa lông gà chọi tre cựa sắt là vô cùng quan trọng. Phần tỉa này rất dễ dàng. Tuy nhiên bạn chú trọng cắt từ từ để tránh phạm phải da nhé. Lông hầu và cần non cũng nên chừa lại để làm cảnh không nên cắt trụi đi.

Lưu ý: trong quá trình tỉa lông cổ các bạn nên tỉa từng cọng một và nhẹ nhàng thôi. Tỉa càng sát càng tốt. Phần chân lông sẽ rút vào trong da gà. Sau khoảng 1 tuần da gà sẽ trơn láng và trông rất đẹp. Tuyệt đối không nên nhổ, lông gà sẽ lên lại lởm chởm trông rất xấu. Nếu nhổ đi thì việc cắt lại cũng sẽ không hiệu quả bằng cắt ngay từ đầu.

Cắt lông ở hông và nách

Cách tỉa lông gà tre cựa sắt Khoa học nhất năm 2020
Cắt lông ở hông và nách

Lông non ở nách, hông cho đến phao câu là phần nên cắt đi. Việc tỉa lông này chủ yếu là để giảm nhiệt tốt nhất cho gà. Giúp chúng không vướng víu và loại bỏ điểm yếu khi ra chiến trận. Phần lông trên lưng nên giữ lại để trang trí và tạo vẻ đẹp cho chúng. Dây cũng là phần lông để tránh gió và hạn chế bệnh tật cho gà.

Tỉa lông gà đá cựa sắt hãy chú ý cẩn thận cho phần nách non và hong. Đây là hai bộ phận tỏa nhiệt nhiều trong quá trình hăng chiến. Tỉa càng tốt thì thân nhiệt của gà chọi sẽ hạ nhanh hơn, sức khỏe và sự dẻo dai của gà chọi sẽ hơn những chiến kê khác.

Lông non từ nách non kéo thẳng xuống cho đến phao câu nên tỉa sạch. Nhưng phần trên lưng thì nên để lại để tạo sự oai vệ và giảm thương vong trong quá trình chiến đấu. Phần hông phần nhô ra chính là điểm để sư kê làm chuẩn. Từ đó theo lườn cắt gọn đến phao câu là được.

Cách tỉa lông đùi gà đá

Cắt tỉa lông gà đá cựa sắt phần đùi là quan trọng nhất. Đây là phần để phô ra cơ bắp và sự cường tráng của gà chọi sắt. Có người chỉ cắt lông phần bắp đùi và chưa phần cổ chân đến giao phần đùi. Bạn nên chừa lại một phần lông nhỏ ở phía dưới chân kéo dài lên bắp đùi khoảng 5cm để tạo diện mạo đẹp. Một số sư kê lại tỉa sạch cho đến má đùi để phô phần xương chắc, thịt săn màu da đẹp. Về vấn đề này thì tùy ngoại hình của từng chiến kê để sư kê chọn cách tỉa hợp lý.

Lông đùi có người chỉ tỉa ở ngang bắp đùi. Một số gà chọi có sức khỏe và thể lực cường tráng thì được tỉa đến tận má đùi. Ở phần này, bạn chỉ cần khoe bắp đùi là chính. Ngoài ra có thể tùy thuộc vào thể hình của gà chọi để có những cách cắt khác nhau nhé. Cách tỉa lông gà tre đá cựa sắt chỉ giống nhau về cơ bản, còn tạo hình chi tiết như thế nào thì còn tùy thuộc vào mỗi sư kê.

Cách tỉa lông đuôi gà đá, gà phá lông như sau

Để tỉa lông đuôi cho gà yêu cầu độ tuổi gả phải từ 8 tháng trở lên, vì lúc này gà đã trưởng thành nếu tỉa sớm sẽ mất công tỉa đi tỉa lại nhiều lần vì đây là quá trình gà phát triển. Cụ thể như sau:

Cách tỉa lông gà tre cựa sắt Khoa học nhất năm 2020
Cách tỉa lông đuôi gà đá, gà phá lông như sau
  1. Đo khoản cách từ nách gà đến phao câu là bao nhiêu sau đấy dùng khoản cách đấy đo từ phao câu trờ về đuôi gà phần nào dài hơn cắt bỏ nó đi.
  2. Dụng cụ để cắt tỉa lông đuôi cho gà đá là cây kéo cắt chỉ là đẹp nhất.
  3. Nên bấm trước vài công đánh dấu để tránh cắt quá sâu sẽ ảnh hưởng đến quá trình tác chiến, đánh dâu ở sợ lông dài nhất của gà, rồi từ từ bo tròn từ trên xuống dưới, từ chót đuôi bo vào trong

Mùa đông có nên tỉa lông gà chọi

Trong quá trình tỉa lông gà chọi tre cựa sắt thì bạn cũng nên chú trọng đến thời điểm. Mùa nào cũng nên tìm cách tỉa lông gà tre đá cựa sắt. Tuy nhiên nếu là mùa đông thì bạn nên cẩn trọng hơn để tránh gà bị sốc nhiệt. Gà thoát nhiệt nhiều nên chịu nhiệt cũng rất kém.

Nên hạn chế tỉa lông vào mùa đông nếu không cần thiết. Bạn nên tỉa trước khi mua đông bắt đầu hoặc cuối mùa đông nhé. Nếu bất đắc dĩ phải tỉa lông trong tiết trời này thì nên cẩn trọng một số vấn đề sau:

  • Nên tỉa từng bộ phận, mỗi bộ phận chia ra tỉa 1 ngày, không thực hiện cùng 1 lúc trên cả cơ thể
  • Trong quá trình tỉa nên tìm nơi kín gió, ấm và sưởi ấm mới thực hiện tỉa lông.
  • Thay đổi nhiệt độ môi trường từ từ cho gà chọi sau khi tỉa lông xong nhé.

Cắt lông gà chọi mùa đông chú ý điều gì?

Cắt lông gà chọi mùa đông không phải là ưu tiên hàng đầu của các sư kê. Bạn có thể cắt lông gà chọi vào mùa đông nhưng phải cẩn thận để tránh sốc nhiệt. Một vài thông tin về sự phát triển lông gà vào mùa đông, nên xử lý như thế nào sẽ được chúng tôi cung cấp ở bên dưới. Trước khi chưa đọc xong bài viết này các bạn không nên tự ý cắt lông gà chọi trong thời tiết giá lạnh nhé.

Cách tỉa lông gà tre cựa sắt Khoa học nhất năm 2020
Cắt lông gà chọi mùa đông chú ý điều gì?

Biểu hiện của lông gà chọi vào mùa đông

Mùa đông là mùa ra lông cực nhanh của gà chọi. Các sư kê sợ gà của mình cảm lạnh, mắc bệnh nên thường chăm sóc rất cẩn thận. Chế độ ăn cũng nhiều dinh dưỡng hơn để đảm bảo sức khỏe, gà chọi cũng ít vận động hơn. Nên hiện tượng tăng 1 lạng đến 1,5 lạng và chuyện bình thường. Thậm chí nhiếu chiến kê có thể tăng nhanh hơn nữa.

Chính vì tăng cân, tích tụ nước không thoát ra ngoài, mỡ dưới da nhiều hơn nên lông gà cũng mọc nhanh hơn và nhiều hơn. Nếu bạn không quan sát các vấn đề này mà mang gà chọi đi đá sẽ thua ngay.

Biểu hiện của gà sắp ra lông nhiều trong mùa đông là nước da nhợt nhạt, cặp mắt không vui, gà sợ sệt và không mạnh dạn như ngày thường. Một số gà chọi còn có biểu hiện ở làn da đỏ ửng. Bạn nên chú trọng đến giai đoạn này để tìm cách tỉa lông cho gà.

Nếu đợi đến mùa nắng ấm thì quá dài, bạn có thể cắt phần lông khô, một nửa lông măng để lông khô nhanh hơn và sau đó tỉa lại kỹ càng sau một tuần. Tuy nhiên công đoạn cắt lông gà chọi mùa đông là rất nguy hiểm. Bạn đang đứng ở thế tiến thoái lưỡng nan cắt tỉa cũng không được mà không thực hiện cũng không xong. Chúng tôi sẽ giúp các bạn những tuyệt chiêu cắt lông gà chọi mùa đông ngay bên dưới.

Kỹ thuật cắt lông gà chọi mùa đông

Kỹ thuật cắt lông gà chọi mùa đông cần một sự kỳ công lớn. Chúng khá nguy hiểm. Nếu bạn thực hiện quen tay và nhanh chóng như mùa nóng ấm sẽ khiến gà sốc nhiệt và dẫn đến gà bị bệnh, chết bất đắc kỳ tử… Do vậy, hãy tuân thủ các nguyên tắc bên dưới.

  • Chọn nơi kín gió, ấm. Có thể chuẩn bị thêm lò sưởi để quá trình cắt lông gà chọi mùa đông diễn ra an toàn nhất.
  • Không nên tỉa sạch trong 1 lần. Nên tỉa sơ ở trên, chừa lại một phần lông ngắn. Để gà chọi quen dần rồi tỉa tiếp vào hôm sau.
  • Quá trình cắt lông gà chọi mùa đông nên chia làm nhiều lần. Mỗi lần một vị trí khác nhau để tránh gà bị sốc nhiệt.

Xác định mùa đông này gà chọi của bạn sẽ có lịch đá thì nên sắp xếp thời gian tỉa lông hợp lý. Đừng để cận ngày tỉa đột ngột sức gà sẽ không chịu nổi mùa lạnh đâu nhé. Đặc biệt là những chiến kê mua từ miền Nam ra Bắc thì càng nên hạn chế tỉa lông vào mùa đông nếu không cần thiết.

Kỹ thuật cắt lông cho gà chọi tơ chuẩn nhất

Cắt lông cho gà chọi tơ là cách bạn kích thích lông mọc nhanh hơn và mượt mà hơn. Đồng thời cắt đi những phần lông không cần thiết. Quá trình này có người đợi khi gà 1 tuổi mới thực hiện. Một số sư kê thì khi gà chọi tơ được 8 tháng tuổi đã tiến hành tỉa lông. Còn phù thuộc vào thể trạng và thể hình để chọn thời điểm cắt lông cho gà chọi thích hợp. Tại sao nên cắt lông cho gà chọi tơ. Nên cắt ở những bộ phận nào? Những thông tin này sẽ được chúng tôi làm rõ ở nội dung bên dưới nhé.

Tại sao nên cắt lông cho gà chọi tơ

Cắt lông gà chọi tơ là công đoạn cần thực hiện sau cắt tích và trước om bóp. Thường từ tháng thứ 8 trở đi chúng ta đã tiến hành om bóp cho gà. Vậy nên từ 8 tháng tuổi đã nên cắt lông gà chọi. Khi bạn tỉa lông gà chọi tơ sẽ kích thích các phần lông gà ở những bộ phận khác mọc nhanh hơn và đẹp hơn.

Diện mạo chúng cũng bảnh vệ hơn, oai phong hơn. Việc chúng quen dẫn với cắt tỉa lông từ sớm sẽ tốt hơn cho công đoạn om bóp về sau. Cắt lông gà chọi tơ sớm cũng giúp bạn có khoảng thời gian dài để quan sát diện mạo của chúng và có những thay đổi hợp lý hơn.

Chi tiết cắt lông gà chọi tơ

Kỹ thuật cắt lông gà chọi rất công phu. Bạn phải “tỉa” chứ không được “nhổ”. Nếu bạn nhổ thì lông gà con sẽ mọc lại nham nhở và rất xấu. Trước khi tỉa lông gà chọi tơ bạn cũng nên vạch lông cườm để xem chân lông đã khô nhỏ lại chưa đã nhé. Chân lông khô nhỏ là dấu hiệu bạn có thể tỉa lông gà được rồi. Lông cườm chính là vị trí lông mọc cuối cùng của cổ gà.

Quá trình tỉa lông gà chọi tơ chúng ta chia ra những bộ phận cần tỉa để có thể tiến hành tốt nhất. Cụ thể là:

  • Tỉa lông đầu cổ. Tiến hành tỉa lông gà tơ từ trên đỉnh đầu cho đến vị trí cuối cùng là lông cườm.
  • Tỉa lông gà chọi ở vị trí nách và hông:  Sư kê nên tiến hành tỉa lông chạy dài từ nách non cho tới phao câu. Chừa lại lông mả và lông lưng. Với hình thức tỉa này bạn sẽ hạn chế được hiện thượng toát mồ hôi, nóng và giúp gà chọi thở tốt hơn. Trong quá trình chiến đấu cũng không khiến gà mệt  hoặc vướng bận gì cả.
  • Tỉa lông đùi. Phần tỉa này là quan trọng nhất. Sư kê tỉa càng đẹp thì càng làm lộ diện sự oai vệ của gà. Tốt nhất nên tỉa lông bên trong đùi non, phần đùi tiếp giáp với hông. Phần tính từ đầu gối lên khoảng 5cm nên giữ lại để tạo điểm nhấn cho gà chọi.
  • Phần lông ở bụng gà chọi cũng nên tỉa để gà có thể hạ nhiệt tốt nhất trong quá trình chiến đấu.

Sau quá trình này bạn đã có thể tiến hành om bóp gà để tạo màu da đỏ rực cho gà chọi rồi nhé. Quá trình om bóp có thể thực hiện theo công thức bên dưới.

Cách hãm phát triển lông của gà chọi

Sư kê hãy đốc thúc thời gian tỉa lông gà trước mùa đông. Trong mùa đông cũng nên hãm việc gà chọi mọc quá nhiều lông bằng các cách sau:

  • Cân bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Cho ăn với số lượng ít lại. Mùa đông gà không vận động nên nếu cho ăn càng nhiều thì tích mỡ và mọc lông càng nhanh chóng.
  • Chuồng trại phải tuyệt đối khô ráo, nước cũng nên cho gà uống lại ít hơn. Tích nước cộng với môi trường chuồng trại ẩm thấp sẽ kích thích lông gà mọc nhanh hơn.
  • Hạn chế các thức ăn như trúng cút lộn, sâu và thịt bò. Chúng sẽ khiến lông gà mọc nhanh hơn.

Ngoài ra, nếu mua gà chọi hoặc nuôi gà chọi trước đó thì được. Còn không thì mùa đông dù giá gà chọi có rẻ hơn bạn cũng không nên mua về nhé. Chăm sóc gà chọi vất vả hơn, cắt lông gà chọi mùa đông cũng không đơn giản. Đặc biệt là nguy cơ bị bệnh và chết sẽ cao hơn.

Gà chọi mấy tháng thì cắt tai? Kinh nghiệm cắt tai gà chọi

Tạm kết

Nếu là lần đầu tiên tỉa lông gà chọi và chưa tự tin bạn có thể nhờ các anh em chuyên nghiệp trong giới nuôi gà. Sau đó hãy nghiên cứu thêm để tự mình thực hiện cho chiến kê của mình nhé. Cách tỉa lông gà đá cựa sắt đã được chúng tôi hướng dẫn chi tiết. Chúc các sư kê đã có thêm kinh nghiệm tỉa lông gà chọi. Các cách huấn luyện gà chọi, dinh dưỡng cho gà chọi sẽ được chúng tôi tiếp tục cập nhật ở những chuyên đề tiếp theo. Rất hân hạnh đồng hành cùng quá trình nuôi gà chọi của các sư kê.

Có thể bạn cũng thích

Trả lời

Your email address will not be published.

HỖ TRỢ
Đóng[X]